Đây cũng là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Vấn đề an toàn giao thông là vấn đề quan trọng được nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm, việc bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông trên xe máy, xe gắn máy càng được chú trọng bởi khi tham gia giao thông trên đường các bậc phụ huynh, những người lớn thường không hay để tâm đến chuyện trẻ nhỏ có đội mũ bảo hiểm hay không đội mũ bảo hiểm. Vậy hãy cùng tìm hiểu về quy định pháp luật, lợi ích và những lưu ý khi lựa chọn mũ bảo hiểm cho trẻ nhỏ nhé.
Nhà nước ta cũng đã có quy định về việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đi xe máy.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe máy, xe gắn máy tham gia giao thông bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.
Mức xử phạt khi không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em
Theo Khoản 3, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu người lái xe chở trẻ em từ 6 tuổi trở lên nhưng không đội mũ bảo hiểm cho trẻ, sẽ bị phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng.
Trong trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi, pháp luật chưa quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm, nhưng phụ huynh nên tự giác để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho con em mình.
Lý do trẻ em cần đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy
Bảo vệ an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông
Tai nạn giao thông có thể xảy ra bất cứ lúc nào không kể người lớn hay trẻ nhỏ. Trẻ em có xương sọ mỏng manh, nên chỉ cần một vấp ngã nhẹ cũng có thể gây chấn thương nguy hiểm. Mũ bảo hiểm sẽ giúp giảm thiểu rủi ro chấn thương và bảo vệ vùng đầu nhạy cảm của trẻ. Tránh xảy ra những vụ việc đáng tiếc.
Hình thành thói quen an toàn giao thông
Trẻ nhỏ là búp măng non, Việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ nhỏ giúp trẻ em làm quen với việc đội mũ bảo hiểm, tăng nhận thức về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Tránh vi phạm luật giao thông
Việc đội mũ bảo hiểm không chỉ bảo vệ an toàn mà còn giúp tránh mức phạt không đáng có khi tham gia giao thông.
Cách chọn mũ bảo hiểm phù hợp cho trẻ em

Kích thước vừa vặn
Kích thước mũ là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo an toàn và thoải mái cho trẻ. Một chiếc mũ quá chật sẽ gây khó chịu, trong khi mũ quá rộng dễ bị xô lệch khi di chuyển.
Mũ bảo hiểm cần vừa vặn với kích thước đầu của trẻ, không quá chật hoặc quá rộng. Một chiếc mũ vừa vặn sẽ đảm bảo sự thoải mái và hiệu quả bảo vệ.
- Cách đo vòng đầu trẻ: Dùng thước dây mềm quấn quanh đầu trẻ (cách lông mày khoảng 2 cm) để lấy số đo chính xác.
Lưu ý: Khi đội thử, mũ phải ôm khít đầu trẻ nhưng không gây khó chịu. Nếu lắc nhẹ mà mũ bị dịch chuyển quá nhiều, chứng tỏ mũ quá rộng.
Chất liệu an toàn
Để đảm bảo độ an toàn, mũ bảo hiểm của trẻ cần được tạo ra từ các chất liệu đạt tiêu chuẩn:
- Vỏ mũ: Nên chọn nhựa ABS hoặc polycarbonate có khả năng chịu va đập tốt.
- Lớp xốp bên trong: EPS (Expanded Polystyrene) giúp hấp thụ lực khi va chạm.
- Dây quai: Chắc chắn, dễ điều chỉnh, có khóa an toàn để mũ không bị tuột khi di chuyển.
* Lưu ý quan trọng: Chỉ chọn mũ bảo hiểm có tem kiểm định chất lượng (CR) của Bộ Khoa học và Công nghệ để đảm bảo đạt chuẩn an toàn.
Kiểu dáng và màu sắc bắt mắt
Mũ bảo hiểm cho trẻ em thường có thiết kế nhẹ, phù hợp với khả năng của bé, tránh gây khó chịu hoặc mỏi cổ.
- Trọng lượng mũ: Nên từ 250 - 500g, không quá nặng để tránh mỏi cổ.
- Có lỗ thoáng khí: Giúp bé cảm thấy thoải mái, không bí bách khi đội lâu.
- Lớp lót mềm, thấm hút mồ hôi: Hạn chế kích ứng da, nhất là vào mùa hè.
* Mẹo nhỏ: Nên cho trẻ đội thử mũ trước khi mua để đảm bảo bé cảm thấy thoải mái và thích thú.
Về màu sắc, trẻ em thường thích những chiếc mũ bảo hiểm có màu sắc tươi sáng và họa tiết sinh động. Việc chọn mũ có thiết kế bắt mắt giúp trẻ có hứng thú hơn khi đội mũ bảo hiểm.
* Gợi ý chọn màu sắc, họa tiết trên mũ cho trẻ:
- Màu sáng (vàng, xanh dương, đỏ, hồng...) giúp tăng khả năng nhận diện trên đường.
- Họa tiết dễ thương (siêu nhân, công chúa, hoạt hình...) khiến bé thích thú hơn.
Kiểm Tra Độ An Toàn Trước Khi Mua
- Kiểm tra vỏ mũ: Không bị nứt, trầy xước quá nhiều.
- Bóp nhẹ lớp xốp bên trong: Nếu mềm hoặc lún quá mức, không nên mua.
- Thử dây đeo: Kéo mạnh xem có chắc chắn không.
- Lắc nhẹ khi đội thử: Nếu mũ quá lỏng hoặc quá chật, nên đổi size.
Những Lưu Ý Khi Đội Mũ Bảo Hiểm Cho Trẻ Em
- Khi đội mũ bảo hiểm cho trẻ em cần đảm bảo đội mũ bảo hiểm chất lượng đảm bảo, có tem mác chứng nhận, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của Quốc gia Việt Nam.
- Quai mũ cần được cài chắc chắn nhưng không gây khó chịu cho trẻ. Đảm bảo mũ không bị lỏng lẻo khi di chuyển.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng của mũ bảo hiểm để đảm bảo không có vết nứt hoặc hư hỏng.
Quan trọng nhất là: Dạy trẻ cách đội mũ bảo hiểm đúng cách và giải thích tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông nhằm nâng cao ý thức của trẻ khi còn nhỏ.
Hậu Quả Khi Không Đội Mũ Bảo Hiểm Cho Trẻ Em
Việc không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, như: Nguy cơ chấn thương cao khi xảy ra va chạm giao thông, trẻ không được bảo vệ bởi mũ bảo hiểm dễ bị tổn thương nặng nếu xảy ra va chạm.
Ngoài ra, với việc Quy đinh bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đủ 6 tuổi trở lên. Người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt hành chính nếu chở trẻ em từ 6 tuổi trở lên mà không đội mũ bảo hiểm.
Đặc biệt, ảnh hưởng đến ý thức giao thông của trẻ em sau này.Trẻ em không được chỉ dẫn, giáo dục đội mũ bảo hiểm từ nhỏ sẽ khó hình thành thói quen không tốt, không tuân thủ luật giao thông đường bộ.
Tóm lại
Tuy nhiên, ngay cả với trẻ dưới 6 tuổi, việc đội mũ bảo hiểm vẫn là điều cần thiết để đảm bảo an toàn. Các bậc phụ huynh nên lựa chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn, phù hợp với kích thước và sở thích của trẻ, đồng thời hướng dẫn, chỉ dạy trẻ đội mũ đúng cách, nâng cao rèn luyện ý thức chấp hành giao thông đường bộ từ nhỏ. Đây không chỉ là cách bảo vệ con em mình mà còn góp phần xây dựng ý thức giao thông văn minh cho thế hệ tương lai.